Công ty cổ phần Tự động hóa Tân Phát Vươn tới dẫn đầu trong lĩnh vực cung cấp giải pháp tự động hóa tại Việt Nam

Công ty cổ phần Tự động hóa Tân Phát (viết tắt: TPA) là hãng cung cấp các giải pháp tự động hóa trong nhiều lĩnh vực khác nhau như Máy & Dây chuyền lắp ráp cho nhà máy sản xuất, hệ thống đỗ xe, máy bán hàng tự động, kho thông minh... tại Việt Nam - nơi được cho là một thị trường có tiềm năng lớn về tự động hóa. Vậy TPA đang cạnh tranh như thế nào với các công ty cùng lĩnh vực? Bài viết sẽ phân tích điều này thông qua góc nhìn về xu hướng tự động hóa trong nước, cơ chế đào tạo nội bộ và quan hệ hợp tác với các doanh nghiệp Nhật, qua nội dung trao đổi với Tổng giám đốc Nguyễn Trọng Thưởng

Như đã đề cập ở phần đầu bài viết, trong những năm gần đây Việt Nam đang được coi là một thị trường có tiềm năng lớn về nhu cầu các giải pháp tự động hóa. Giải thích cho nhận định này, có thể nêu ra 2 lý do chính.

1. Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung


Ảnh hưởng của quan hệ thương mại Mỹ - Trung gần đây đã làm gia tăng làn sóng doanh nghiệp nước ngoài có ý định chuyển hướng đầu tư sang Việt Nam làm cứ điểm sản xuất mới. Những doanh nghiệp này vốn dĩ đang sử dụng robot, các giải pháp tự động hóa trong sản xuất. Do vậy, nhu cầu ứng dụng tự động hóa tương tự vào  nhà máy mới ở Việt Nam là điều tất yếu;

2. Gia tăng năng suất - Ổn định chất lượng 


Việt Nam đang có lực lượng lao động trẻ dồi dào với dân số khoảng 94 triệu người, nhưng có những hạn chế nhất định về kỷ luật, kỹ năng làm  việc,… nên nhiều doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp đa quốc gia có xun hướng đầu tư vào tự động hóa, kết hợp với sử dụng lao động chất lượng cao tại địa phương nhằm tối ưu hóa hiệu quả sản xuất và chất lượng sản phẩm.

TPA đang được chú ý là công ty như thế nào?
 Chúng tôi đã trực tiếp đến trao đổi với TPA - công ty tiêu biểu và nổi bật ntrong lĩnh vực này. TPA được thành nlập vào năm 2006, là công ty con của Tân Phát Etek - nhà cung cấp  giải pháp tổng thể từ chế tạo, dịch vụ tới bán hàng. TPA đối ứng yêucầu khách hàng một cách toàn diện từ thiết kế đến chế tạo hoàn thiện các sản phẩm tự động hóa như dây chuyền lắp ráp, robot công nghiệp, hệ thống đỗ xe, máy bán hàng tự động,... “Thế mạnh của TPA không chỉ ở năng lực chế tạo thiết bị tự động hóa, mà còn bởi hệ  thống phân phối sản phẩm nhờ mạng lưới của tập đoàn. Đây là thế mạnh riêng có của chúng tôi mà các công ty cạnh tranh khác không có được.”

Tổng Giám Đốc Thưởng phân tích
Cơ chế đào tạo vượt trội là “yếu tố chiến lược”  “Để tiếp tục vươn tới doanh nghiệp toàn cầu, và có khả năng đối ứng linh hoạt với sự thay đổi của công nghệ mới từng ngày, thì việc đào tạo nội bộ đối với tất cả nhân viên trong  công ty một cách toàn diện, liên tục là yếu tố quan trọng hàng đầu.” Tổng Giám đốc Thưởng chia sẻ. Với tinh thần ấy, thực hiện triệt để đào tạo nội bộ nhằm mang đến cho khách hàng  dịch vụ chất lượng cao chính là nền tảng quan trọng của TPA.

Cụ thể, bài viết sẽ đề cập tới 2 hoạt động chính trong hệ thống đào tạo của TPA.
1. Sử dụng sản phẩm của chính công ty vào việc đào tạo nội bộ  

“TPA tận dụng đa dạng các thiết bị đào tạo của mình thông qua chính sản phẩm thiết bị đào tạo của TPA thiết kế chế tạo, nhằm nỗ lực nâng cao kỹ thuật của nhân viên. Do vậy nhân viên trong công ty không cần phải đến các cơ sở đào tạo khác. Ngoài ra, TPA hợp tác với nhiều đối tác nước ngoài như Nhật Bản, Châu Âu, Hàn Quốc... và các hãng lớn trong nước, nên nhân viên TPA có cơ hộitiếp nhận chỉ đạo kỹ thuật chuyên môn cao.”

2. Xây dựng hệ thống đào tạo chuyên môn tại TPA

Công ty xây dựng trang web học trực tuyến chuyên môn, qua đó đào tạo đa dạng nội dung dành cho nhân viên từ kỹ năng cơ bản như quy tắc giao tiếp trong kinh doanh, PDCA, Horenso... đến hoạt động xem lại lỗi đã phát sinh trong quá khứ. TPA lên kế hoạch triển khai đào tạo và thực hiện hàng tuần. Bên cạnh đó, công ty sắp xếp các khóa học phù hợp cho từng đối tượng khác nhau: nhân viên, cấp quản lý, CEO..., cử người đi đào tạo tập trung, mời chuyên gia đào tạo nếu cần thiết.
Tự tin đối ứng đơn hàng của doanh nghiệp Nhật Bản  Khách hàng của TPA bao gồm các doanh nghiệp Nhật Bản. Hiện tại, số khách hàng Nhật Bản tại Việt Nam chiếm khoảng 30% hoạt động của công ty. Hầu hết là các khách hàng trong lĩnh vực ô tô, công nghiệp điện tử. Điều đó có nghĩa là “Các doanh nghiệp Nhật chính là những khách hàng mà TPA có thế mạnh đối ứng.”
Tổng Giám đốc Thưởng đã tham gia khóa đào tạo quản trị Keieijuku với các chuyên gia từ Panasonic, cập nhật các kiến thức kỹ thuật và trau dồi kinh nghiệm giúp ông tự tin trong khả năng đối ứng với doanh nghiệp Nhật Bản.

TPA đẩy mạnh hoạt động quảng bá, thông qua việc sử dụng tối ưu các công cụ online của Nhật Bản như Emidas (trang web thông tin và đơn hàng ngành chế tạo), website kết nối nhu cầu cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ (J-goodtech). Đồng thời, công ty tích cực tham gia các triển lãm giao thương với doanh nghiệp Nhật. Tại TPA, không chỉ có Tổng giám đốc Thưởng là người có nhiều kinh nghiệm làm việc tại Nhật, nhiều nhân viên đã làm việc tại Nhật Bản theo diện thực tập sinh. Với một tập thể thấu hiểu văn hóa và cách làm trong kinh doanh nước bạn, TPA đang mang đến các sản phẩm chất lượng đồng thời tạo được nhiều ấn tượng tốt đẹp với doanh nghiệp Nhật.
Kế hoạch trong tương lai của TPA

Trở thành công ty dẫn đầu mang đến giải pháp tổng thể trong tự động hóa nhà máy & đào tạo kỹ thuật tự động hóa, thông qua việc “Cung cấp giải pháp chế tạo Máy & Dây truyền sản xuất cho ngành công nghiệp hỗ trợ và thiết bị đào tạo dựa trên thực tế yêu cầu từ Nhà máy sản xuất cho Trường Đại Học & Cao Đẳng ” và “Đẩy mạnh công nghệ kỹ thuật, đào tạo nhân lực để TPA có thể đảm nhậ những dự án quy mô lớn hơn nữa” là điều TPA hướng tới. Mục tiêu trong năm 2020, với 3 điểm mấu chốt: mở rộng tại nước ngoài; khai thác khách hàng mới; nâng cao năng suất, TPA sẽ tiếp tục nỗ lực không ngừng nghỉ để có những bước tiến vững chắc trên chặng đường phía trước.

Nguồn: https://www.nc-net.or.jp

Hotline Zalo Facebook YouTube